Tàu sân bay được sử dụng hiện nay Tàu_sân_bay

Tổng thống Mỹ George W. Bush chụp hình lưu niệm cùng thủy thủ đoàn trên USS Abraham LincolnF-18 C đang chuẩn bị cất cánh trên USS John Stennis

Các siêu hàng không mẫu hạm thường là những tàu lớn nhất được điều hành bởi các lực lượng hải quân; một chiếc thuộc lớp Nimitz được lắp hai lò phản ứng hạt nhân và bốn turbine hơi nước dài 1092 ft (333 m) và có giá khoảng 4.5 tỷ US dollar. Hoa Kỳ sở hữu nhiều tàu sân bay nhất với khoảng hơn mười chiếc đang hoạt động, và các tàu sân bay của họ là nền tảng để phô trương khả năng quyền lực Hoa Kỳ.

Mười nước hiện có sở hữu các tàu sân bay cho phép máy bay cánh cố định hoạt động là: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Brasil, Ý, Ấn Độ, Trung QuốcThái Lan. Một số quốc gia khác như Canada, Nhật Bản, Pakistan, Úc, Chile, New ZealandSingapore cũng đang sở hữu các tàu sân bay cho phép trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng hoạt động.

Thông thường các tàu sân bay được hộ tống theo bởi nhiều tàu khác trong một hạm đội nhằm bảo vệ chiếc tàu to lớn đó, cung cấp hậu cần, và tăng khả năng phòng thủ, tấn công. Những nhóm này thường được gọi bằng thuật ngữ nhóm chiến đấu, biên đội tàu sân bay, hay nhóm tàu sân bay, thỉnh thoảng là một nhóm tàu sân bay chiến đấu.

USS Ronald Reagan của Mỹtàu sân bay Nga Novorossijsk Kiev. Tuy cùng là tàu sân bay nhưng nó có kích thước khá nhỏ so với các hạm của Hoa Kỳ và chỉ có thể chở trực thăng

Việc sử dụng hàng không mẫu hạm gần đây gồm trong Chiến tranh Falklands, khi Anh đã có thể chiến thắng trong một cuộc xung đột cách nước họ 8.000 dặm (13.000 km) phần lớn nhờ ở việc sử dụng chiếc tàu sân bay cỡ lớn HMS Hermes và chiếc nhỏ hơn HMS Invincible. Chiến tranh Falklands cho thấy giá trị của những chiếc máy bay kiểu VSTOL  – chiếc Hawker-Siddeley Harrier (loại RN Sea Harrier) trong việc bảo vệ hạm đội và lực lượng tấn công khỏi sự tấn công của các máy bay từ trên bờ và trong tấn công đối phương. Các máy bay trực thăng từ các tàu sân bay được sử dụng để triển khai quân và thu hồi quân lính bị thương.

Người Mỹ cũng đã sử dụng các tàu sân bay ở Vịnh Ba Tư, Afghanistan và để bảo vệ các quyền lợi của họ ở Thái Bình Dương. Gần đây nhất, trong cuộc tấn công Iraq năm 2003 đã đề cao khả năng của các tàu sân bay trong vai trò căn cứ hàng đầu của Không lực Hoa Kỳ. Dù không có nhiều căn cứ không quân ở Trung Đông, Hoa Kỳ vẫn có thể tung ra những cuộc tấn công đáng kể từ các phi đội xuất phát từ các tàu sân bay.

Đầu thế kỷ XXI, các tàu sân bay trên khắp thế giới đã có khả năng mang khoảng 1250 máy bay. Hoa Kỳ chiếm hơn 1.000 chiếc trong số đó; nước đứng thứ hai là Anh với hơn 50 chiếc. Anh và Pháp cả hai đều đang tiến hành mở rộng khả năng về tàu sân bay của họ (với một lớp tàu thông thường), nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí đầu bảng của mình với khoảng cách khá xa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu_sân_bay http://www2.chinadaily.com.cn/english/doc/2005-04/... http://books.google.com/books?id=GYGV3VOUgxoC&pg=P... http://www.janes.com/article/54029/china-showcases... http://www.popularmechanics.com/military/weapons/a... http://www.scmp.com/portal/site/SCMP/menuitem.2af6... http://www.strategypage.com/dls/articles/200632525... http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.as... http://news.yahoo.com/s/ap/20100805/ap_on_re_as/as... http://www.uscc.gov/hearings/2010hearings/written_... http://defencelover.in/top-russian-general-reveals...